Bạn đã gửi câu hỏi thành công, chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất!
Text
Text
Text
Text
Chuyên gia tư vấn
Chào bạn
Rôm sảy là phản ứng viêm của da khi bị kích thích khi bị bít lỗ chân lông. Trong những ngày nóng bức, mồ hôi trẻ thường tiết ra nhiều, nhất là những trẻ hiếu động. Mồ hôi tiết ra không được thoát hết, cộng với bụi bẩn sẽ làm ứ đọng lại tại các ống bài tiết ở trên da làm xuất hiện các nốt viêm.
Rôm sảy thường xuất hiện khi thời tiết và các yếu tố bên ngoài gây oi bức:
Biện pháp điều trị :
– Thời tiết: Nắng nóng, độ ẩm cao cũng làm cho da khó bài tiết, tuyến mồ hôi làm việc quá sức.
– Trẻ hiếu động: Mùa hè, trời nóng, bé hoạt động nhiều càng làm tăng lượng mô hôi tiết ra và ứ đọng.
– Lồng ấp: Một số trẻ bị bệnh cũng phải được chăm sóc trong lồng ấp nên sự nóng bức và độ ẩm cao của môi trường trong lồng cũng gây ra rôm sảy cho bé.
– Quần áo: Quần áo của bé không co giãn, không thoáng mát, chật kín gây bí bách, mồ hôi khó thoát ra ngoài làm bít tắc tuyến mồ hôi.
Biện Pháp xử lý:
– Vệ sinh cho bé
+ Làm mát và làm sạch cơ thể bé bằng cách tắm nước mát.
+ Tắm bằng nước sạch hoặc sữa tắm có độ pH trung bình (pH từ 4,5 đến 6,5 là phù hợp).
+ Lau khô cho bé sau khi tắm bằng khăn tắm sạch, mềm mịn, thấm nước.
+ Mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các loại cây, quả như Mướp đắng, chanh, lá tía tô, kinh giới v.v… vì những loại lá, quả này có tính mát. Hơn nữa, những loại lá, quả này cũng cung cấp lượng kháng sinh tự nhiên cho trẻ, giúp da của trẻ chống lại các bụi bẩn hay vi khuẩn xâm hại. Các mẹ nhớ làm sạch những lá, quả này trước khi sử dụng nhé, tránh việc làm sạch được da bé thì các vi khuẩn của những loại lá này lại bám lên người bé.
- Cung cấp thêm nhiều nước cho bé: nước cam, sắn dây,...
– Thay quần áo cho bé: Chuẩn bị cho bé những bộ quần áo rộng, thoáng mát, vải cotton 100% thấm thoát mồ hôi. Tránh lựa chọn vải len hay chất liệu tổng hợp gây bí và kích ứng da.
– Không được gãi, hay chà xát vào da: Vùng da bị rôm sảy rất nhạy cảm, đặc biệt khi bị rôm nặng có thể xuất hiện những nốt nước, gãi, cào sẽ làm da bị trầy xước, gây nhiễm trùng da. Chủ động cắt ngắn và dũa móng tay, móng chân cho trẻ.
– Đưa trẻ bị rôm sảy đến bệnh viện khi tình trạng rôm sảy kéo dài hơn 1 tuần và có dấu hiện lan rộng. Hoặc nếu trẻ bị tái phát nhiều lần hay khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng da, sốt thì nên đưa trẻ đi gặp bác sỹ để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp nhất.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!