Biểu hiện hen phế quản ở trẻ
Thưa Bác Sĩ, Bác Sĩ có thể cho biết bệnh hen phế quản có biểu hiện như thế không ạ? Nếu thật sự là vậy thì mình có thể dùng thuốc gì? Con cháu thường ho, sổ mũi, nóng sốt trên 38 độ, thở khò khè tái phát hàng tháng, vậy có phải bị hen phế quản không? Mong Bác Sĩ tư vấn giúp, cảm ơn Bác Sĩ !
NGUYỄN THỊ THÚY VINH ( 09:34 29-07-2015 )

Chuyên gia tư vấn

Chào bạn Thúy Vinh,

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí gây phù nề và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng khó thở và khò khè. Khi gặp tác nhân kích thích, tình trạng hẹp đường thở gia tăng gây nên khó thở hoặc không thở được được gọi là lên cơn hen.

Những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh hen phế quản: 

-  Khó thở: bé cảm thấy khó khăn khi thở, hơi thở ngắn và gấp gáp.

-  Khò khè: Khi bé thở ra thường nghe thấy tiếng rít.

-  Ho: Bé thường bị ho nhiều và kéo dài. Dấu hiệu này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, viêm phế quản…

-  Nặng ngực: cảm giác như lồng ngực bị bóp chặt..

* Khi trẻ em có các triệu chứng sau phải nghĩ đến hen phế quản:

Trẻ bị thở khò khè trước 3 tuổi và:

- Có một yếu tố nguy cơ chính là cha mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm.

- Có 2 yếu tố nguy cơ phụ: tăng bạch cầu ái toan trong máu, khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng.

* Hướng điều trị: Có thể áp dụng điều trị thử theo hướng hen phế quản để hỗ trợ cho chẩn đoán, khi trẻ trên 5 tuổi mới áp dụng đo thông khí phổi để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh.

Điều trị hen ở trẻ em cần chú ý điều trị dự phòng là quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ. Cần chú ý phát hiện dị nguyên của từng bệnh nhân và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó, ví dụ: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc... giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho các cháu tiếp xúc với bụi khói, đặc biệt là khói thuốc lá. Bệnh nhân cần được tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu.

* Tuy nhiên, với bé nhà bạn không rõ là bé bao nhiêu tuổi rồi? Bé có biểu hiện hay tái phát ho, sổ mũi, sốt, khò khè thì cũng mới có thể chẩn đoán được là bé hay bị viêm hô hấp, mà chưa thể chẩn đoán bé có bị hen phế quản hay không. Bé hãy cho bé đi khám ở các cơ sở y tế uy tín như khoa hô hấp các bệnh viện Nhi hay bệnh viện đa khoa tuyến Tỉnh trở lên.

Bạn cũng cần chú ý cách chăm sóc bé tại nhà cho trẻ: cần  mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa.Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ, tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng, giữ ấm cơ thể bé, vệ sinh tốt răng miệng bé, giữ môi trường cho bé sạch sẽ và thông thoáng, tránh xa khói bụi, thuốc lá, chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể bé để xử lý kịp thời khi thân nhiệt bé tăng cao. Bạn có thể cho bé dùng thêm sản phẩm Bảo Khí Nhi giúp bé giảm ho, khò khè, giảm đờm và tăng cường sức khỏe hệ hô hấp cho bé. Luôn theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.

NGUYỄN THỊ THÚY VINH
Chia sẻ và bình luận
Bình luận