Bạn đã gửi câu hỏi thành công, chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất!
Text
Text
Text
Text
Chuyên gia tư vấn
Chào bạn Hương Lan,
Như vậy là bé nhà bạn 6 tháng tuổi đã điều trị viêm phổi cách đây 2 tuần nhưng về nhà cháu còn ho, vậy hiện tại cháu ho nhiều hay ho ít, cháu ho có đờm hay ho khan vậy bạn? Ngoài ho, cháu có biểu hiện gì khác không?
Ho chính là một phản xạ có lợi để tống đờm ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.
Do hệ hô hấp của các bé còn yếu nên rất hay bị mắc các bệnh đường hô hấp khi thay đổi thời tiết hay các tác nhân môi trường tác động. Do vậy, bạn cần có cách chăm sóc phòng ngừa tái phát cho bé, hạn chế phải dùng đến thuốc tây:
Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng... chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. TCYTTG cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, lá hẹ hấp đường phèn,.. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo cho bé dùng thêm các sản phẩm thảo dược giúp giảm ho, khò khè, giảm đờm và giúp hệ hô hấp khỏe mạnh hơn như Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi được các mẹ sử dụng cho trẻ nhỏ khá hiệu quả.
Bạn cũng chú ý bảo đảm vệ sinh môi trường nhất là khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Trẻ phải được bú mẹ và ăn dặm đúng. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh.
Nên tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn - mạnh hơn, thở co rút lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.