Bé 10 tháng tuổi bị khò khè
Chào bác sĩ, con nhà cháu lúc 2 tháng tuổi đã từng đi khám và được chẩn đoán là viêm phế quản co thắt dai dẳng, điều trị 1 tháng đã khỏi. Và giờ cháu 10 tháng lại bị thở khò khè. Vậy giờ cháu phải làm thế nào để hết khò khè? Con cháu không bị ho.
khánh ( 07:36 25-07-2015 )

Chuyên gia tư vấn

Chào bạn Khánh,

Như bạn chia sẻ thì trước đây bé có bị viêm phế quản co thắt và đã điều trị khỏi. Hiện cháu chỉ có biểu hiện khò khè mà không bị ho, nhưng không rõ là bé có biểu hiện gì khác như khó thở không vậy bạn? 

Khò khè là biểu hiện khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi. 
Ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Khi trẻ bị khò khè có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới, các nguyên nhân thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản), … Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.

Tuy nhiên cũng cần phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng), trong trường hợp này chỉ cần làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi và bạn cũng chú ý là luôn vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày với nước muối sinh lý 0,9%, giữ ấm cơ thể bé, đặc biệt là vùng cổ ngực, tuyệt đối không cho bé ăn đồ lạnh, cho bé bú sữa mẹ nhiều để tăng cường miễn dịch cho bé, có thể cho bé dùng thêm các bài thuốc dân gian giảm khò khè như: lá hẹ hấp đường phèn, lá húng chanh, tắm bé với nước gừng pha loãng,... Kết hợp, bạn có thể cho bé sử dụng thêm sản phẩm thảo dược cốm Bảo Khí Nhi giúp giảm nhanh triệu chứng khò khè và giúp hệ hô hấp của bé khỏe mạnh hơn.

Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp…) 

Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

Chúc con yêu mau khỏe!

khánh
Chia sẻ và bình luận
Bình luận