Bạn đã gửi câu hỏi thành công, chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất!
Text
Text
Text
Text
Chuyên gia tư vấn:
Chào chị Hương, Viêm phế quản thường được chẩn đoán với triệu chứng đặc trưng là ho kéo dài 3-4 tuần có thể có kèm theo đờm nhiều hoặc khò khè khó thở. Về phân biệt giữa viêm phế quản và hen phế quản không rõ ràng, đặc biệt là viêm phế quản co thắt, các bác sĩ lâm sàng cũng khó có thể phân biệt 2 dạng này (cũng có tác giả có quan điểm viêm phế quản co thắt là một dạng khác của hen mà người ta cố gọi vậy để tránh sự phân biệt có thể có của trẻ mắc Hen - liên quan đến mức độ hòa nhập cộng đồng của trẻ nhỏ mắc bệnh). Có những sự giao thoa nhất định của hai mặt bệnh này về nguyên nhân triệu chứng và hướng điều trị. Ở mức độ nhẹ của hen và VPQ triệu chứng đều là: Lúc đầu ho khan về sau ho có đờm, ho dai dẳng (Hen: ho nhiều về đêm và nhất là khi thay đổi thời tiết), trẻ nhiều đờm dãi (đều do tình trạng viêm), trẻ có khò khè khó thở (Hen: khó thở thì thở ra, kéo dài; VPQ : khó thở cả hai thì). Có thể phân biệt Hen phế quản và VPQ mức độ nặng hoặc viêm phổi nhờ nghe tiếng rale: trong HPQ: tiếng rale rít còn VPQ phổi: rale ẩm. Điều dễ dàng phân biệt nhất giúp bác sĩ lâm sàng chẩn đoán Hen PQ hay không là quan sát trẻ trong cơn Hen. Tuy nhiên với triệu chứng của bé như chị chia sẻ thì có thể bé đẵ mắc Hen phế quản do tính chất chu kì của đợt bệnh, có rale rít ( cần có bác sĩ nghe và chia sẻ),có đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản (quan trọng). Tiền sử gia đình có người mắc Hen chỉ là yếu tố gợi ý chẩn đoán mà thôi. Có đến 60% các trẻ sau 3 tuổi có Hen phế quản tựkhỏi (có tính chất cơ địa và không phụ thuộc vào dùng thuốc).
Về việc sử dụng kháng sinh: Cả VPQ và Hen PQ , kháng sinh không phải nhóm thuốc điều trị chính. Chỉ dùng KS khi trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc nghi nhiễm khuẩn. Trong Hen PQ thì thuốc điều trị chính là nhóm giãn phế quản, ở mức độ nặng nề hơn (bác sĩ chẩn đoán và xếp bậc bệnh) thì sẽ sử dụng thêm nhóm thuốc chống viêm Corticoid (cần rất hạn chế sử dụng nhóm thuốc chống viêm này do tác dụng phụ nghiêm trọng lên hệ xương trẻ). Trong Viêm PQ mục tiêu điều trị là giảm nhanh tình trạng viêm từ đó giúp bé giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, khò khè, khó thở; tuy nhiên việc sử dụng các nhóm thuốc chống viêm là không an toàn cho trẻ, do vậy khi đến bác sĩ thường được chỉ định tổ hợp các thuốc giảm ho, long đờm, kháng sinh ( không thực sự cần thiêt). Có nhiều tài liệu chỉ ra rằng việc mắc VPQ tái đi tái lại ở trẻ là một trong những nguy cơ gây nên hen phế quản về sau này do làm thay đổi tính đáp ứng tại niêm mạc phế quản.
Chúc bé khỏe - cả nhà vui!