Bạn đã gửi câu hỏi thành công, chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất!
Text
Text
Text
Text
Chuyên gia tư vấn
Chào bạn Cường,
Như bạn chia sẻ thì bé bị sinh non và cân nặng của bé như vậy là hơi nhẹ cân so với chuẩn tăng trưởng của Bộ Y Tế. Bạn cố gắng cho bé bú sữa mẹ nhiều để giúp bé được cung cấp dinh dưỡng và miễn dịch từ sữa mẹ ( Mẹ bị mất sữa, ít sữa có thể tham khảo thêm các phương pháp giúp nhiều sữa hơn)
Về tình trạng gần đây bé hay bị ọc sữa, có thể do bé bị ợ hơi sau khi bú sữa mẹ hoặc bú bình. Mẹ có thể giúp bé tránh được tình trạng này bằng cách chia nhỏ thời gian cho bú, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ, núm vú cao su luôn đầy sữa để trẻ không bú hơi tránh làm căng dạ dày, hạn chế việc trẻ ọc sữa. Mẹ bé cũng cần chú ý cách vỗ ợ hơi đúng cách để bé giảm nôn trớ sau khi ăn. Bạn có thể tham khảo cách vỗ ợ hơi cho bé như sau: đặt trẻ áp sát, ngả vai trên vai mẹ sao cho cằm của trẻ tì nhẹ trên vai mẹ, một tay mẹ giữ trẻ, tay kia khum lại vỗ nhẹ lên lưng trẻ. Khi vỗ ợ hơi cho trẻ, mẹ có thể ngân nga theo một khúc nhạc hoặc bật nhạc nhẹ cho trẻ nghe.
Có thể khi bé nôn trớ sữa mà không trớ hết ra ngoài mà còn đọng lại ở đường thở gây viêm phế quản. Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ có thể là ho, khò khè, đờm, sốt, sổ mũi,.. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non và trẻ dưới 3 tháng tuổi, bệnh thường không biểu hiện rõ, triệu chứng lâm sàng rất sơ sài, có thể không thấy các biểu hiện bệnh ở phổi. Vậy nên, khi bạn đã cho bé đi khám và được chẩn đoán bị viêm phế quản thì bạn cho bé dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám sau khi hết đơn thuốc và chăm sóc bé sau khi cho bú như hướng dẫn ở trên.
Chúc bé sớm ổn định sức khỏe!