Đặc điểm hô hấp ở trẻ em
Tôi muốn biết đặt điểm hô hấp của trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Mong bác sĩ giải dáp dùm
Cẩm Nhường ( 05:02 20-09-2017 )

Chuyên gia tư vấn!

Với những thắc mắc của bạn, đặc điểm hô hấp trẻ ở độ tuổi tiểu học là từ 6-12 tuổi đã phát triển gần như hoàn thiện giống người lớn rồi bạn nhé. 
- Đường hô hấp trên bao gồm khoang mũi, họng, yết hầu. Đường hô hấp trên giúp ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng phản xạ ho để đẩy vật lạ ra ngoài. Đồng thời, hệ thống lông ở mũi lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở; làm ấm, làm ẩm luồng khí đi vào phổi nhờ vào các mạch máu dày đặc xung quanh đường hô hấp trên.  
- Đường hô hấp dưới bắt đầu từ khí quản, phân nhánh thành phế quản gốc bên trái và bên phải, tiểu phế quản, vi phế quản (lá nhỏ thứ cấp của phổi), vi phế quản đầu cuối, vi phế quản hô hấp (lá nhỏ sơ cấp của phổi), ống túi phổi, túi phế nang, phế nang càng phân càng nhỏ, tổng cộng có 24 cấp.  - Đường hô hấp dưới dẫn không khí đi vào tận trong các phế nang. Từ khí quản đến vi phế quản đầu cuối là bộ phận dẫn truyền khí, từ vi phế quản hô hấp đến phế nang là bộ phận trao đổi khí.

Để phòng bệnh hô hấp trong giai đoạn chuyển mùa, các bậc cha mẹ cần rất chú ý giữ ấm cho trẻ khi về đêm và gần sáng. Nhiều trẻ chỉ vì bố mẹ quên để quạt đêm rồi ngủ quên, trẻ có thể nhiễm lạnh và mắc bệnh. Ngoài ra, cũng cần có ý thức phòng tránh hiện tượng nhiễm chéo bệnh ngay trong cùng một gia đình.Vì hầu hết các bệnh lý này đều lây qua đường hô hấp, nên khi trong gia đình có người bị hắt hơi, sổ mũi cần có ý thức phòng tránh bằng cách che chắn khi ho, hắt hơi, đeo khẩu trang… để không lây bệnh sang các thành viên khác. Đặc biệt, những người trong gia đình cần biết cách giữ vệ sinh bằng cách thường xuyên tắm, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước và sau khi ăn, khi tiếp xúc với người bệnh hoặc ở cùng môi trường với người bệnh. Trẻ em là đối tượng có khả năng lây nhiễm bệnh cao nên thói quen giữ vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn càng cần được chú ý. Nếu thấy trẻ hắt hơi, sổ mũi nhiều thì cần chú ý làm sạch đường thở. Không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, không được tự ý mua thuốc cho con uống, đặc biệt là không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Khi trẻ sốt virus, không tự ý truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ ăn phong phú, đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, chơi ở nơi thoáng mát. Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, không nên dùng tấm trải sàn.

Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh!

Cẩm Nhường
Chia sẻ và bình luận
Bình luận