Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng viêm cấp tính tại niêm mạc phế quản. Thông thường, viêm phế quản cấp bắt đầu từ các bệnh hô hấp khác như cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh lây truyền từ mũi sang do hít phải khói, bụi ô nhiễm, vi khuẩn…
Nguyên nhân viêm phế quản:
90% là do virus (Adenovirus, coronavirus, influenza A&B, virus hợp bào, rhinovirus…), ngoài ra có thể do vi khuẩn, nấm hoặc các nguyên nhân khác với tỷ lệ thấp.
Một số nguyên nhân khác gây viêm phế quản:
Hít phải hơi độc: khói thuốc lá, acid, amoniac, dung môi công nghiệp, chất độc chiến tranh…
Các nguyên nhân thuận lợi của viêm phế quản cấp: thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột, còi xương, suy dinh dưỡng trẻ em, cơ thể suy yếu, các bệnh phổi như lao phổi và ung thư phổi, môi trường ẩm thấp và sinh nhiều khói bụi.
Diễn biến viêm phế quản cấp:
Giai đoạn đầu, trẻ thường có triệu chứng: hắt hơi, xổ mũi hoặc viêm mũi họng; tiếp đến trẻ có thể ho nhiều, ban đầu ho khan, ho từng cơn về sau có thể ho có đờm nhày trắng hoặc chuyển màu vàng hoặc xanh. Các triệu chứng này thường giảm sau 1-2 tuần, tuy nhiên nếu có nhiễm khuẩn, các triệu chứng có thể kéo dài khoảng 3 tuần hoặc hơn.
Triệu chứng khó thở, khò khè, co rút lồng ngực là các triệu chứng trầm trọng của bệnh, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phân biệt viêm phế quản cấp với các bệnh khác:
Viêm phế quản mạn: không có ở trẻ em
Viêm phổi: Đặc trưng bằng triệu chứng sốt cao, thở nhanh, nhịp tim nhanh, khám phổi thấy ran ẩm, nổ. Cha mẹ cần theo dõi nhịp thở của trẻ, nếu trẻ:
- Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút
- Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút
- Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút
- Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút
Có thể trẻ đã mắc viêm phổi, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: ho trên 3 tuần, ngoài ra còn có các triệu chứng khác: ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát sau xương ức (với trẻ lớn có thể nhận biết qua mô tả, với trẻ nhỏ 1-3 tuổi, không thể tự mô tả, cần có sự chẩn đoán của các bác sĩ)
Hen phế quản: co thắt khí phế quản, thông thường cơn hen vào lúc nửa đêm về sáng, sau 5-6 tuần thì đỡ.
Giãn phế quản bội nhiễm: tiền sử ho khạc đờm kéo dài, có các đợt nhiễm khuẩn tái diễn, nghe ran ẩm, ran nổ hai bên.
Lao phổi: ho khạc đờm kéo dài, có thể ho ra máu, sốt nhẹ về chiều, soi dịch cấy đờm có trực khuẩn lao.
Điều trị viêm phế quản
Việc điều trị phải tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Hầu hết virus là nguyên nhân chính gây viêm phế quản, do vậy việc sử dung kháng sinh là không phù hợp (căn nguyên do virus xét nghiệm sẽ thấy bạch cầu tăng trong máu ngoại vi). Ngoài virus, mầm bệnh gây viêm phế quản có thể là vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn... Khi đã có biểu hiện nhiễm khuẩn như ho khạc đờm mủ, đờm vàng hoặc xanh thì cần điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là điều trị theo kháng sinh đồ, khi chưa có kết quả của kháng sinh đồ, có thể sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng. Khi điều trị kháng sinh, cần phải sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn và phải dùng đủ thời gian. Theo khuyến cáo của hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam, chỉ sử dụng thuốc giãn phế quản khi khám phổi thấy ran rít, ngáy. Ngoài ra, cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện hiệu quả ho, khạc đờm.
Viêm phế quản căn nguyên do virus hầu như không có thuốc diệt virus mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng (giảm đờm, ho, khó thở, phù nề niêm mạc). Ngoài điều trị bằng thuốc tây y, bạn cũng có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên an toàn cho hệ hô hấp của trẻ như cỏ Xạ Hương, Húng Chanh, Bách Bộ… để làm giảm các triệu chứng đờm, ho, khò khè khó thở cho bé. Những thảo dược này đã được chứng minh có tính kháng viêm mạnh, giảm tiết dịch nhày, giảm đờm, giảm sưng nềm giảm khò khè khó thở.
Phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ
- Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời và có thể kéo dài càng lâu càng tốt để trẻ được tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế các bệnh về đường hô hấp.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể trẻ, đặc biệt là tai, mũi, họng, nếu có hiện tượng húng hắng ho, hãy rửa nước muối sinh lý hoặc hút mũi cho trẻ hằng ngày.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Cùng với đó, vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.
- Không nên trải thảm trong phòng trẻ và thường xuyên giặt chăn, ga, gối, vệ sinh phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng mát để nguồn không khí được trong lành, giúp trẻ có hệ hô hấp được khỏe mạnh.
Mai Anh (biên tập)
Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát? |
|
|
|
Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp: - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em. - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở. GỌI NGAY: 1800.0055 (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP |