Hàng năm, thế giới có khoảng hơn 4 triệu trẻ em tử vong do viễm trùng đường hô hấp, trong đó các nước đang phát triển chiếm tới 95% các ca tử vong này. Đây là con số đáng báo động nhưng không phải ai cũng biết, bệnh viêm đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm bởi bệnh lây truyền qua không khí.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới rất hay gặp ở trẻ như: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi đang ngày một gia tăng nhanh chóng. Trong đó, viêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 18 - 36 tháng.
(Đừng coi thường khi bé có những dấu hiệu viêm đường hô hấp)
Viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc phế quản có nguyên nhân khởi phát do virus, vi khuẩn. Bệnh thường không quá nguy hiểm nhưng trong những trường hợp ở trẻ có hệ miễn dịch kém có thể dẫn đến viêm phổi và để lại những hậu quả nặng nề. Trẻ bị viêm phế quản rất hay tái phát dễ dẫn tới trẻ biếng ăn, gầy còi, chậm lớn, còi xương do thiếu dinh dưỡng và sức đề kháng kém làm trẻ hay ốm vặt, quấy khóc...làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Diễn biến của viêm phế quản cấp trẻ em.
Khởi đầu viêm phế quản thường có ho khan hoặc ho có đờm trắng. Biểu hiện ho của viêm phế quản thường không đặc hiệu và thường nhầm với các bệnh viêm đường hô hấp khác nhưng khi ho kéo dài trên 5 ngày thường hướng tới việc dự đoán nguyên nhân là viêm phế quản cấp.
Sốt: thường nhẹ và chỉ có ở giai đoạn viêm đường hô hấp trên. Thời gian này thường sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mũi. Các biểu hiện này thường thoái lui. Nếu chỉ do virus đơn thuần không đi kèm nhiễm khuẩn thì sốt thường chỉ kéo dài vài ngày và sốt nhẹ. Đây chính là dấu hiệu phân biệt viêm phế quản cấp với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như viêm phổi, áp xe phổi.
(Sốt là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên ở trẻ viêm đường hô hấp)
Ho: thường kéo dài 10 - 20 ngày, khoảng 75% bệnh nhân hết ho sau 14 ngày khi chỉ viêm phế quản do nhiễm virus. Có nghiên cứu chỉ ra rằng viêm phế quản cấp thời gian hết triệu chứng trung bình là 18 ngày. Tuy nhiên ở những trường hợp có sức khỏe đường hô hấp yếu như trẻ sinh non, bị các bệnh mạn tính khác, do hay tái phát nên trẻ có thể ho liên tục và có đờm tới gần 2 tháng. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, bé bị ho lâu ngày thường mệt mỏi, biếng ăn và đặc biệt do hay tái phát viêm phế quản nên ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Sử dụng thuốc tây cho bé bị viêm phế quản chỉ có thể giúp bé giảm bớt các triệu chứng ho, long đờm nhưng không giải quyết được nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó và trẻ vẫn bị tái phát liên tục, thậm chí một tháng bị một hai lần. Về vấn đề tái phát, hiện nay thuốc tây chưa có giải pháp làm giảm tái phát cho trẻ.
Thảo dược thiên nhiên và viêm phế quản trẻ em
Thảo dược thiên nhiên là phương pháp được sử dụng trị viêm phế quản cho trẻ lưu truyền qua nhiều thế hệ không những ở các nước có truyền thống sử dụng thảo dược phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam mà còn cả ở châu Âu như Đức, Italia, Anh quốc. Thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên đã được sàng lọc và chứng minh tác dụng qua kinh nghiệm của nhiều thế hệ ở các quốc gia châu Âu và châu Á. Chẳng hạn cây Thiên Trúc Quỳ, Long Não hay Nguyệt Quế, Mật Ong có tác dụng rất hiệu quả trong điều trị ho và các bệnh viêm đường hô hấp.
Cỏ Xạ Hương được các nhà khoa học Đức công nhận như một liệu pháp tốt cho những trẻ bị viêm phế quản. Do hoạt tính kháng viêm mạnh của thành phần Thymol và Carvacrol trong cỏ Xạ Hương giúp giải quyết căn nguyên của những vấn đề gây mệt mỏi cho bé như đờm, ho, khò khè, thậm chí khó thở. Giải quyết vấn đề căn nguyên gây viêm, cỏ Xạ Hương làm giảm tiết đờm, nên sẽ bớt ho. Đồng thời do ít bị viêm hơn nên phế quản sẽ bớt phù nề, sưng và đường thở của trẻ được thông thoáng.
Như vậy, cỏ Xạ Hương giải quyết vấn đề căn nguyên gây ra các triệu chứng của viêm phế quản. Bản thân các sản phẩm làm từ dịch chiết cỏ Xạ Hương cũng được bán phổ biến ở các nước châu Âu để trị viêm phế quản trẻ em do tính ưu việt của nó.
Hiện nay, cỏ Xạ Hương đã được Hội đồng cố vấn khoa học dược phẩm Đức phê duyệt dùng trong các bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản. Ngoài ra, rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện tại châu Âu công nhận hiệu quả của cỏ Xạ Hương dùng trong bệnh viêm phế quản trẻ em khi kết hợp với các thảo dược quý khác.
(Cỏ Xạ Hương - một trong những thảo dược an toàn cho bé)
Một số loại thảo dược Việt Nam khác gần đây đã được nghiên cứu hoạt tính bằng kiến thức khoa học hiện đại như Bách Bộ và Tỳ Bà diệp cũng đã được công nhận hoạt tính giúp tăng cường Interferon gamma - thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch. Qua đó, các loại thảo dược này tăng cường sức khỏe đường hô hấp cho trẻ. Hệ quả là làm giảm tái phát viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp.
(Lá Tỳ Bà - Eriobotrya Japonica - một vị thuốc quý trong dân gian)
Thảo dược là sự lựa chọn tốt nếu như kết hợp được hoạt tính tăng cường miễn dịch cho trẻ và hoạt tính kháng viêm cho những trường hợp trẻ bị viêm phế quản hay các viêm đường hô hấp khác trong bài thuốc. Thảo dược là thành tố quan trọng của thiên nhiên, nơi sinh ra và cung cấp cho con người mọi thứ để tồn tại và phát triển.
Hà chi (St)
Giải pháp cho bé mắc các bệnh viêm đường hô hấp
Được kết hợp từ Cao hỗn hợp Cỏ xạ hương, Húng chanh, Cao bách bộ, Cao Tỳ bà diệp và Magiê, Bảo Khí Nhi Plus có công dụng: - Tăng cường sức khỏe đường hô hấp - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở. - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em. Sản phẩm sử dụng cho: Trẻ em từ 13 tháng tuổi trở lên: - Bị 1, 2 hoặc cả 3 triệu chứng: Đờm, ho, khó thở. - Bị viêm khí phế quản; viêm phổi; hen; và viêm đường hô hấp khác. - Có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Hướng dẫn sử dụng: - Pha cốm với 15 - 30ml nước ấm hoặc sữa hoặc nước hoa quả. - Không phải kiêng ăn uống khi dùng sản phẩm (trừ thức ăn gây dị ứng). - Có thể sử dụng sản phẩm lâu dài; có thể sử dụng cùng thuốc Tây. - Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 3 đến 6 tháng để có kết quả tốt nhất. (Trẻ em dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng) Sản phẩm được sản xuất tại: Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế (IMC) GỌI NGAY: 1800.0055 (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP |