Bé ra đời, nhưng đường ruột còn non nớt, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp còn chưa hoàn chỉnh nên dù được sinh ra với thể chất giống nhau nhưng điều kiện sống, cách ba mẹ chăm sóc bé sẽ khiến chỉ sau mấy tháng mà các bé đã khác nhau hoàn toàn cả về trí tuệ và thể chất. Và nếu ba mẹ không có những thói quen đúng thì càng lớn, sự khác biệt này giữa các bé sẽ càng rõ ràng. Các mẹ có biết, chính những khác biệt về thể chất sẽ có thể khiến các bé khác nhau về trí tuệ khi bé lớn lên?
Những nguyên nhân khiến bé biếng ăn, chậm lớn:
1. Cho trẻ ăn dặm quá sớm:
Nhiều mẹ hay ông bà cho bé ăn bột ăn dặm từ khi bé còn quá nhỏ. Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, các enzyme tiêu hóa chưa đầy đủ, nếu mẹ cho bé ăn bột dặm sớm (từ 3-4 tháng) thì bé không thể hấp thu được hết các chất dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu. Vậy nên, nếu mẹ cho con ăn dặm sớm, các bé sẽ bị mắc bệnh đau dạ dày, thậm chí mắc bệnh còi xương. Nhiều trẻ, dù cân nặng rất đúng chuẩn nhưng thực ra trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng,...Hơn nữa, những thức ăn quá giàu dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, đường,…còn khiến bé sẽ bị sống phân, phân sủi bọt,…
2. Có thói quen cho bé ăn thức ăn cũ, uống sữa đã nguội:
Ba mẹ thường bận rộn với công việc ở cơ quan, việc gia đình nên ít có thời gian chăm con. Nhiều mẹ, bé vừa đủ 6 tháng là gửi bé đến nhà trẻ hay thuê người giúp việc gia đình. Do quá đông trẻ cần chăm sóc hay do thiếu kiến thức mà vô tình các “bảo mẫu” khiến cho bé chán ăn, gầy còi, chậm lớn chỉ vì: quên hâm nóng lại thức ăn cho bé, không có những phương pháp khuyến khích bé tự ăn và yêu thích các món ăn. Vào mùa lạnh, thức ăn rất nhanh nguội. Nếu để bé uống sữa tươi lạnh, ăn thức ăn đã để lâu,… bé sẽ bị lạnh bụng, rất dễ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
3. Dùng thuốc không đúng cách:
Có rất nhiều ba mẹ nghĩ rằng khi trẻ ốm: viêm họng, cảm cúm, sốt, viêm phế quản, viêm đường hô hấp,…là cần cho bé dùng kháng sinh, dùng thuốc Tây mà không theo chỉ định của bác sĩ. Liệu ba mẹ có lường trước được những hậu quả nghiêm trọng từ việc dùng kháng sinh không đúng cách cho bé? Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, chỉ dùng kháng sinh khi bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng khi bị nhiễm virus. Trong khi, có đến 90% nguyên nhân khởi phát khiến trẻ mắc các bệnh hô hấp là do virus. Vì vậy, việc dùng kháng sinh cho bé có thể không mang lại hiệu quả trị bệnh mà còn khiến trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, kháng kháng sinh,…
Ngô Hoài (biên tập)
Xem bí quyết giúp bé hết biếng ăn, chậm lớn tại đây
Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát? |
|
|
|
Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp: - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em. - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở. GỌI NGAY: 1800.0055 (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP |