Viêm phế quản phổi - Đừng để biến chứng của bệnh đe dọa tính mạng trẻ.

Đăng lúc 04:33 17-01-2015

Viêm phế quản phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp thì trung bình mỗi năm một trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 3-5 lần. Số trẻ viêm phế quản phổi chiếm 30-34% các trường hợp khám và điểu trị tại các bệnh viện.

Viêm phế quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp và tử vong. Trong giai đoạn khởi phát, trẻ có các biểu hiện: sốt nhẹ tăng dần, mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém, ngạt mũi, chảy nước mũi. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát, trẻ có các dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt: sốt cao, lưỡi bẩn, môi khô, ho khan hoặc ho xuất tiết đờm nhiều; nhịp thở nhanh, tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi.

bao-khi-nhi-viem-phe-quan-tre-em

Các biến chứng nguy hiểm khi viêm phế quản phổi tiến triển nặng:

-  Suy tim: Là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở những trẻ có kèm bệnh tim bẩm sinh.

-  Sốc, trụy mạch do thiếu oxy kéo dài hoặc do nhiễm trùng nặng, làm cho tình trạng thiếu oxy tổ chức càng trầm trọng.

-  Nhiễm trùng huyết.

-  Xẹp phổi: Đặc biệt cần chú ý ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vì đường thở của trẻ rất nhỏ, dễ bị bít tắc do phù nề niêm mạc phế quản và xuất tiết dịch trong lòng phế quản.

-  Ứ khí phổi: Ứ khí phế nang làm cản trở nghiêm trọng quá trình trao đổi khí, nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp nặng.

-  Tràn khí, tràn dịch màng phổi.

Phương pháp điều trị

Cần phát hiện và điều trị sớm khi trẻ chưa có suy hô hấp hoặc biến chứng nặng.

Điều trị theo 4 nguyên tắc:

- Chống nhiễm khuẩn (trong trường hợp nguyên nhân là do vi khuẩn).

- Chống suy hô hấp.

- Điều trị các rối loạn nước, điện giải, kiềm toan…

- Điều trị các biến chứng (nếu có).

Chăm sóc trẻ:

- Theo dõi trẻ thường xuyên về nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ…

- Bảo đảm cho trẻ được ăn hoặc bú sữa mẹ đầy đủ, nếu trẻ không ăn, không bú được cần cho trẻ ăn bằng thìa, ống xông.

- Cho trẻ uống nước đầy đủ để bổ sung lượng nước đã mất.

- Làm dịu ho, đau họng cho trẻ bằng các thuốc ho thảo dược.

- Thường xuyên trở mình cho trẻ, tránh nằm lâu một chỗ.

Khi trẻ mới ở giai đoạn đầu của viêm phế quản phổi, bệnh vẫn chưa tiến triển nặng, các mẹ hãy chăm sóc đường hô hấp cho con mình bằng cách sử dụng các thảo dược thiên nhiên có tính giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe như cỏ Xạ Hương, Húng Chanh, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ… Các thảo dược này ngoài công dụng giảm viêm còn rất an toàn, thân thiện với con người. Đừng để con mình phải chịu thiệt thòi vì căn bệnh dai dẳng, hay tái đi tái lại này, các bố các mẹ hãy luôn quan tâm chăm sóc con mình thật tốt để viêm phế quản không còn là gánh nặng cho mỗi gia đình.

 Mai Anh (biên tập)


Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát?

bao-khi-nhi-com-ho-hap

              Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp:

                   - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

                   - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

GỌI NGAY:  1800.0055 (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

                                                                                                                            SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP

 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam