1) Một số loại tinh dầu hữu ích cho bé hay mắc các bệnh đường hô hấp
- Tinh dầu Bạch Đàn: được biết đến nhiều nhất với công dụng thông mũi trong các bệnh về đường hô hấp và chứng tiết dịch (đờm, xổ mũi). Tinh dầu Bạch Đàn trong y học cổ truyền Trung Hoa được xem như một loại thuốc bổ phổi. Nó giúp tăng cường sự hấp thu oxy của các tế bào hồng cầu. Tinh dầu Bạch Đàn cũng có tính sát khuẩn, kháng virus, nó cũng có tác dụng mạnh mẽ đối với các chủng liên cầu. Tinh dầu bạch đàn cũng giàu cineole (một chất kích thích miễn dịch) làm cho loại tinh dầu này trở thành một chất kích thích hệ thống miễn dịch.
(cây bạch đàn)
- Tinh dầu Nguyệt Quế (Long Não): một loại cây được trồng ở vùng Madagasca, nó có thể cao tới 20m. Dầu được chưng cất từ lá và cành cây, có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn, kháng virus, long đờm và kích thích miễn dịch khiến cho nó trở thành một trong những lựa chọn được ưu tiên trong điều trị bệnh cúm. Dùng tinh dầu Nguyệt Quế kết hợp với tinh dầu bạch đàn sẽ tạo thành một hỗn hợp dùng để xoa bóp vùng ngực khi có những dấu hiệu đầu tiên như ớn lạnh, rùng mình, mệt mỏi, rất hữu ích khi bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức về tinh thần và thể chất.
(cây nguyệt quế)
- Hoàng Kỳ: trong y học Trung Hoa, Hoàng Kỳ được biết đến như một loại thuốc bổ dương, thúc đẩy lưu thông máu và năng lượng. Hoàng Kỳ giúp tăng cường sinh lực khi bạn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ. Hoàng kỳ có tác dụng giải độc. Nó được dùng khi đường hô hấp tăng tiết chất nhầy (đờm, xổ mũi) và có tác dụng tăng cường miễn dịch.
(cây hoàng kỳ)
- Sử dụng lá Chè: được biết đến như một chất kích thích miễn dịch khi cơ thể đang bị đe dọa với bất kỳ tác nhân nào, lá chè làm tăng khả năng đáp ứng của cơ thể. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, cây trà giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách tăng cường năng lượng (gần như là hệ thống tự miễn) của cơ thể. Phương pháp sử dụng rất đơn giản, chỉ cần nghiền nát lá tươi và hít dầu bay hơi để làm giảm cảm lạnh và đau đầu. Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng cây chè có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng virus, kháng nấm và chống lại các vi khuẩn phổ rộng.
(lá chè)
- Tinh dầu Chanh: được biết đến với tính kháng khuẩn và đặc tính diệt khuẩn, tinh dầu chanh rất hữu ích để trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm và viêm phế quản cấp tính. Trong thí nghiệm, mặc dù pha loãng với tỷ lệ rất thấp nó đã được chứng minh có tác dụng tiêu diệt trực khuẩn bạch hầu. Nó cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch, giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch huyết. Nó giúp cho hệ thống tuần hoàn hoạt động trơn tru và hỗ trợ lưu thông bạch huyết.
(quả chanh)
2) Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu cho bé viêm phế quản
- Các mẹ không sử dụng tinh dầu trực tiếp lên da của trẻ và các vết thương hở, bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu vào nước tắm cho trẻ hoặc thêm tinh dầu trong dầu nền hay kem dưỡng da cho trẻ để tinh dầu được hấp thụ mà không kích ứng da trẻ. Bạn cũng có thể nhỏ giọt tinh dầu vào chậu nước nóng, để nó bay hơi trong phòng tắm cho trẻ, giúp bé bị viêm phế quản cấp dễ thở hơn.
- So với người lớn, trẻ rất nhạy cảm nên khi sử dụng tinh dầu cho bé bạn nên giảm liều và pha loãng hơn bình thường. Liều lượng quá đậm đặc có thể làm trẻ bị sặc với mùi hương.
- Không sử dụng tinh dầu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi (trẻ dưới 6 tháng đặc biệt nhạy cảm và có nhiều cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh nên bạn cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ sản phẩm có mùi hương nào cho bé).
Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm được biết đến có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bé đang mắc các bệnh về đường hô hấp và cụ thể là viêm phế quản cấp, trong quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ, các sản phẩm chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên an toàn cho bé, các sản phẩm sử dụng cỏ xạ hương, tì bà diệp, húng chanh, hoa cúc dại,….
(Tuệ Minh biên tập)
Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát? |
|
|
|
Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi giúp: - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em. - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở. GỌI NGAY: 1800.0055 (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP |