Tiêu chảy:
Với trẻ nhỏ hay kể cả người lớn, khi bị tiêu chảy hãy áp dụng chế độ ăn gồm chuối, gạo, bánh mì nướng. Nguyên nhân tiêu chảy có thể do vi khuẩn, viêm đại tràng,…Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện dấu hiệu mất nước, kèm theo sốt, ra máu, buồn nôn, nôn trớ,…thì nên đến bệnh viện. Ngoài những thực phẩm trên, sốt táo, khoai tây luộc, bánh mặn, thịt gà nướng cũng rất tốt cho người tiêu chảy.
Thực phẩm khong tốt cho trẻ tiêu chảy
Không nên cho bé ăn kẹo không đường, kẹo cao su vì có chứa sorbitol không tốt cho hệ tiêu hóa và có thể gây tiêu chảy nặng hơn. Tránh ăn hành tây, súp lơ xanh, cải bắp, đậu và sữa.
Táo bón:
Táo bón có thể xảy ra khi ăn không đủ các ngũ cốc giàu chất xơ, trái cây và rau xanh. Theo các bác sĩ, người lớn cần từ 25-30 gr chất xơ mỗi ngày, với trẻ nhỏ, nên ăn làm nhiều bữa và bổ sung chất xơ từ rau xanh và ngũ cốc.
Thực phẩm tốt nhất: ngũ cốc nguyên hạt, đậu, súp lơ xanh, lê và táo và nên uống 6-8 ly nước mỗi ngày. Trẻ nhỏ nên tiếp tục bú mẹ và bổ sung thêm nước tùy theo độ tuổi của trẻ.
Chocolate không tốt cho trẻ bị táo bón
Không nên cho trẻ ăn chocolate, các sản phẩm từ sữa, viên sắt, thuốc giảm đau,…vì khiến táo bón nặng nề thêm.
Trẻ hay nôn trớ:
Trẻ hay nôn trớ không nên uống nước có ga
Với trẻ nhỏ, nên tránh ôm, ẵm, bế sốc trẻ khi trẻ vừa ăn xong. Có thể để trẻ ngả đầu vào vai và bế trẻ đi chơi. Nếu trẻ vừa phải di chuyển một quãng đường dài nên cho trẻ ăn với lượng vừa phải, không nên cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ hay nước uống có ga.
Đau họng:
Nên kết hợp trà bạc hà ấm với mật ong sẽ giúp giảm đau, chữa lành vết thương, đồ ăn mềm, loãng như súp kem, khoai tây nghiền, sữa chua, trứng,…
Nước ép hoa quả khiến họng trẻ bị đau hơn.
Tránh các chất lỏng nóng và đồ ăn cứng, khoai tây chiên, các loại hạt. Các loại nước ép có tính axit như trái cây, rau quả tươi cũng như nước cam, nước ép nho và chanh có thể gây kích thích cổ họng, khiến cho họng bị đau hơn.
Khi mệt mỏi, đau nhức cơ thể:
Ăn nhiều magie và canxi có thể giúp giảm đau nhức. Bạn nên cho bé ăn các loại hạt, chuối, đậu, rau lá xanh và bơ. Thực phẩm giàu canxi gồm cá hồi, sữa chua, nước cam có thể bổ giúp giảm co thắt cơ từ đó giảm đau.
Khi cảm cúm, sổ mũi, viêm đường hô hấp:
Các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp: ho, sổ mũi, có đờm thường đi kèm đau tai. Một số loại thực phẩm như: các thức ăn lỏng, súp gà giúp giảm bớt nhày mũi; omega-3 trong cá hồi và các loại hạt giúp giảm viêm và vitamin C trong rau lá xanh đậm, hoa quả có múi giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nên tránh ăn các thực phẩm: sữa (trừ sữa chua) có thể làm gia tăng đờm, tránh thực phẩm chế biến sẵn vì chúng làm tăng viêm và kéo dài quá trình phục hồi.
Di ứng, phát ban, mẩn ngứa:
Phát ban thường là triệu chứng của dị ứng. Khi đó nên dùng cá hồi, cá mòi, quả óc chó, dầu hạt lanh cũng như các thực phẩm giàu protein khác.
Nên tránh các loại hạt, chocolate, cá, cà chua, trứng, hoa quả, đậu nành, lúa mì và sữa.
Cảm lạnh:
Khi bé mắc cảm lạnh, bé có thể sổ mũi liên tục, các bác sĩ gợi ý uống trà có thể giúp giảm tình trạng này. Bạn có thể pha trà cỏ Xạ Hương mật ong, bạc hà mật ong,…cho bé uống hằng ngày. Ngoài ra trà gừng cũng giúp chống viêm và có chứa các chất chống oxy hóa.
Nên tránh cho bé ăn các gia vị cay, nóng.
Nghẹt mũi:
Khi bị cúm hay viêm mũi dị ứng bé cảm thấy khó thở. Hãy cho bé hít hơi nước nóng hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp bé giảm nghẹt mũi. Nếu bé có nhiều đờm mẹ có thể tham khảo: mật ong, gừng khô,…
Thức ăn cay không tốt cho trẻ bị ngạt mũi
Không cho bé ăn sữa, thức ăn cay và đường vì có thể làm gia tăng triệu chứng.
Ngô Hoài (biên tập)
Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát? |
|
|
|
Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi giúp: - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em. - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở. GỌI NGAY: 1800 0055 (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP |