Mối liên hệ giữa còi xương, suy dinh dưỡng và các bệnh đường hô hấp ở trẻ

Đăng lúc 10:14 09-02-2015

Theo số liệu thống kê của thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, một nghiên cứu đã được tiến hành để xác định tần suất nhập viện còi xương, suy dinh dưỡng trong mối tương quan với các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ.Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đên tháng 10 năm 2001, tại khoa Nhi Bệnh viện Quân Y Queen Alia, tất cả các bé trong độ tuổi từ 3 tháng đến 2 năm tuổi được được đưa vào viện để kiểm tra và đánh giá loại trừ về tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Trong đó, chỉ những trẻ nhập viện lần đầu do mắc các bệnh cấp tính mới được đưa vào nghiên cứu. Một bảng đánh giá được thiết lập nhằm thu thập các dữ liệu đặc biệt cho nghiên cứu này bao gồm thông tin về độ tuổi, giới tính, nguyên nhân nhập viện, lịch sử gia đình, là con thứ mấy, thu nhập hàng tháng của gia đình, các thói quen của người mẹ trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của con,...Dữ liệu được thu thập từ các bảng điều tra, xếp loại trẻ sơ sinh và/hoặc phỏng vấn trực tiếp mẹ hay người giám hộ của trẻ.

bao-khi-nhi-tre-bi-coi-xương-suy-ho-hap

Triệu chứng lâm sàng của bệnh còi xương cũng được ghi nhận, trong đó có 1 chuỗi các dấu hiệu như: dấu hiệu Craniotabes (ấn nhẹ đầu ngón tay vào giữa xương thấy xương lõm xuống, khi rút ra xương lại trở lại như cũ - giống tay ta ấn vào quả bóng bàn); thóp chưa đóng kín; chậm mọc răng; gãy đầu xương,…Các mẫu xét nghiệm canxi, phốt - pho huyết và mức độ hemoglobin (một protein giúp thu thập, lưu giữ và giải phòng ô xy trong cơ thể) cũng được đưa ra đánh giá. Những trẻ có bất kỳ một dấu hiệu lâm sàng nào của bệnh còi xương và/hoặc kết quả bất thường sẽ được chẩn đoán còi xương bằng chụp X-quang xương cổ tay. Nhóm các trẻ mắc còi xương được so sánh với trẻ không còi xương còn lại bằng các dữ liệu thu thập được. Sau đó, các trẻ còi xương sẽ được tiêm bắp 600.000 IU vitamin D; theo dõi bằng phim X-quang xương cổ tay và mẫu máu xét nghiệm can xi, phốt-pho huyết 3 tuần sau đó.

Kết quả cho thấy, 47 trẻ sơ sinh (chiếm 10,6%) trong tổng số 443 trẻ thuộc nghiên cứu này đã được phát hiện có còi xương, suy dinh dưỡng. Trong đó 40 trẻ (chiếm 85,1%) trong số các trẻ mắc còi xương đã được ghi nhận nguyên nhân là do bệnh đường hô hấp.

bao-khi-nhi-tr-coi-xuong-suy-ho-hap

Thời gian nằm viện ở nhóm trẻ bị còi xương cũng kéo dài hơn đáng kể so với nhóm không bị còi xương (9,5 ngày so với 7,4 ngày ở nhóm đối chứng). Trẻ còi xương được cho bú mẹ chiếm đến 82,9%, cao hơn nhóm còn lại (87,2%) nhưng lại có những người mẹ có thói quen đội mũ cho trẻ khi ra ngoài trời với 80,8% so với 60,8% trong nhóm không còi xương.

Còi xương, suy dinh dưỡng dường như là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ còi xương thường được nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp dưới, do đó các nhà khoa học đã kết luận có mối liên hệ mật thiết giữa bệnh còi xương, suy dinh dưỡng với các bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Như vậy, cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh còi xương, suy dinh dưỡng là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế các bệnh về đường hô hấp ở trẻ.

Ngô Hoài (bt)


Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát?

bao-khi-nhi-com-ho-hap

              Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi giúp:

                   - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

                   - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

GỌI NGAY: 1800.0055  (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

                                                                                                                            SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP

 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam