12 bước để tự tin làm mẹ!
Đăng lúc 03:28 20-12-2014

1. Tập thể dục đều đặn

bao-khi-nhi-eu-tin-lam-me

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày với cường độ nhẹ nhàng và vừa phải. Các môn thể dục như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp là cách tuyệt vời để mẹ có một thể chất khỏe mạnh.

2. Ăn uống hợp lý:

bao-khi-nhi-dinh-duong-cho-me

Bạn thích ăn kem và dưa chua nhưng điều tốt nhất bạn nên làm là ăn uống lành mạnh trước khi mang thai. Hãy thuyết phục ông xã cùng thực hiện những nguyên tắc trong ăn uống. Bạn cần nhiều protein, sắt, canxi và acid folic. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho tủ lạnh nhà bạn trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau lá xanh và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Nên cắt giảm bánh nướng, soda và đồ ăn vặt.

3. Bổ sung acid folic

Bạn nên bổ sung thêm vitamin hằng ngày. Cho kế hoạch mang thai của mình, bạn cần  400 microgram acid folic mỗi ngày, số lượng trong hầu hết các loại vitamin tổng hợp. Lượng vitamin B cần thiết này có trong hầu hết các loại thực phẩm như rau xanh, cam, quýt, đậu. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ cần viên uống để bổ sung lượng vitamin cần thiết. Acid folic giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh có thể xảy ra khi bạn mang thai.

4. Kiểm soát cân nặng của bạn

Bạn không muốn tăng cân và rất hài lòng về thân hình “eo dây” của mình. Tuy nhiên, một thân hình quá “mỏng” có thể khiến bạn khó mang thai. Nhưng, thừa cân cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.

5. Lên danh sách những điều cần làm

Bạn muốn chia sẻ kế hoạch mang thai của mình? Người đầu tiên bạn cần lời khuyên đó chính là bác sĩ. Hãy kiểm tra sức khỏe một vài tháng trước khi bạn bắt đầu nỗ lực để có thai. Bạn hãy chủ động hỏi về:

- Các xét nghiệm cần thực hiện, hay các loại vacxin cần tiêm chủng.

- Vitamin cần bổ sung khi mang bầu.

- Kiểm tra sức khỏe.

- Các loại thuốc bạn có thể và không được khuyến cáo dùng khi mang thai.

6. Đến gặp nha sĩ

Nếu bạn không có một thói quen chăm sóc răng miệng tốt thì đây chính là thời điểm thích hợp để bạn cải thiện thói quen của mình. Hãy chắc rằng răng và nướu của bạn hoàn toàn khỏe mạnh trước khi bạn có thai. Đó là điều tốt cho cả mẹ và bé. Mang thai làm tăng cơ hội mắc các bệnh về nướu răng. Và những bệnh này có thể khiến bạn chuyển dạ sớm. Vì vậy, bạn hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.

7. Cắt giảm Caffeine

Bạn không thể làm việc mà không có cà phê? Bạn có thể muốn dừng lại ở 1 tách? Một số chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên dùng không quá 200 mg cà phê trong một ngày trong khi đang có kế hoạch mang thai hoặc khi đang mang thai. Một tách cà phê nhỏ hoặc một ly sữa được bổ sung thêm hương sô-cô-la sẽ là một lựa chọn nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

8. Bỏ thuốc lá

Với phụ nữ Việt Nam thì ít người hút thuốc lá nhưng nếu bạn hay ông xã đang hút thuốc hãy dừng lại. Hút thuốc có thể gây khó khăn cho việc mang thai và tăng các nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và sẩy thai. Nó cũng khiến cho em bé của bạn có nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS). Khói thuốc lá rất nguy hiểm và có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

9. Bỏ rượu:

Một ý tưởng tuyệt vời khi chuẩn bị mang thai là bỏ rượu bia và các chất kích thích khác. Rượu đôi khi có thể gây khó khăn cho việc mang thai và việc uống rượu khi mang thai làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Một thức uống có cồn có thể không là vấn đề nhưng trước khi bác sĩ cho biết bao nhiêu có thể gây hại cho em bé thì tốt nhất bạn nên tránh nó hoàn toàn.

10. Chuẩn bị “ngân sách” cho em bé:

bao-khi-nhi-ngan-sach-cho-con

Bé trong giai đoạn một năm đầu đời cần rất nhiều thứ. Một đứa bé dùng khoảng 8000 chiếc bỉm trước khi chúng có thể ngồi bô. Bé cũng cần quần áo, ghế xe, xe đẩy trẻ em và rất nhiều đồ dùng khác. Ngân sách của bạn cũng bao gồm tới gặp bác sĩ, chăm sóc bé,…Hãy lên một danh sách những gì bạn cần chuẩn bị và bắt đầu tìm kiếm ngay từ giờ. Để tiết kiệm hãy cân nhắc lựa chọn quần áo cho bé, số lượng mua và các việc cần chi khác trong gia đình.

11. Thời gian nghỉ ngơi sau sinh:

Nếu bạn đi làm, hãy suy nghĩ về những việc bạn muốn làm sau khi có em bé. Một số công ty vẫn trả lương cho bạn trong thời gian bạn nghỉ sinh, một số khác sẽ cho bạn nghỉ việc không lương. Hãy có kế hoạch kiểm tra sức khỏe, tới gặp bác sĩ và mua bảo hiểm.

12. Một chuyến đi chơi không có trẻ con:

Khi có em bé, bạn sẽ rất bận rộn, mệt mỏi và không có nhiều thời gian. Nếu bạn chuẩn bị có em bé hãy sắp xếp một chuyến đi cùng với ông xã, có thể là tới một nhà hàng hay bãi biển yêu thích.

Sự có mặt của bé yêu không chỉ làm cả gia đình có thêm niềm vui mà còn khởi đầu cho những thay đổi rất lớn trong cuộc sống. Hãy luôn chuẩn bị những điều tốt nhất để dành cho bé bạn nhé.

Theo Ngô Hoài (biên tập)

 

 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam