1. Viêm phế quản ở trẻ là gì?
Viêm phế quản trẻ em là tình trạng viêm cấp tính tại niêm mạc phế quản của trẻ. Bệnh thường khơi phát khi virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên và gây ra các biểu hiện như sổ mũi, đau họng, sau đó viêm lan xuống phế quản. Trẻ hít khói bụi nhiều hay sống trong môi trường phải hít khói thuốc lá thụ động càng dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt viêm phế quản. Thực tế, viêm phế quản cấp tính kéo dài khoảng 2,3 tuần và thường không phải là một căn bệnh nghiêm trọng.
2. Các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản cấp ở trẻ em.
- Nhiễm trùng: viêm phế quản cấp tính thường được gây ra bởi virus. Nó cũng có thể được gây ra bởi vi trùng khác, chẳng hạn như vi khuẩn, nấm men, hoặc một loại nấm khác.
- Không khí ô nhiễm: viêm phế quản cấp tính có thể được gây ra khi trẻ thở không khí có hơi hóa chất, bụi, ô nhiễm: sơn tường, đồ nội thất có sơn, thảm trong nhà có thể mang những chất độc hại mà cha mẹ ít khi để ý đến.
(Nhận biết nguyên nhân bé bị viêm phế quản)
- Khói thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc gần trẻ, con bạn có thể có nguy cơ cao đối với bệnh viêm phế quản cấp tính
- Vấn đề y tế: con bạn có khả năng mắc viêm phế quản cấp tính nếu như bé đang mắc các vấn đề về sức khỏe khác như hen suyễn, viêm amidan, dị ứng hoặc bệnh tim.
- Sinh non: Trẻ sinh thiếu tháng có thể có nguy cơ cao bị viêm phế quản.
3. Chăm sóc đúng cách khi bé mắc Viêm phế quản cấp tính?
- Tránh khói thuốc: Không hút thuốc hoặc cho phép người khác hút thuốc gần trẻ.
- Uống nhiều nước hơn: Hầu hết mọi người nên uống ít nhất 0.4 lít nước/1 kg thể trọng mỗi ngày. Nên cho bé uống nhiều nước hơn khi con bạn bị Viêm phế quản cấp tính. Nước giúp cho đường dẫn khí ẩm hơn và có tác dụng làm loãng đờm, giúp dễ tống xuất đờm ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Nếu trẻ dưới 6 tháng thì nước được cung cấp thông qua sữa mẹ hoặc sữa uống công thức.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp cho không khí trong nhà trở nên dễ chịu và nếu bé bị ho đây chính là biện pháp hữu hiêu giúp bé không bị khó chịu. Với điều kiện nguồn nước sử dụng để tạo ẩm phải là nguồn nước sạch.
(Máy tạo độ ẩm giúp trẻ dễ thở hơn)
4. Những rủi ro của viêm phế quản cấp tính là gì?
Bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ có thể trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi nếu như không được điều trị đúng cách, kịp thời. Nếu trẻ đang bị mắc cùng lúc nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp thì nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về phổi lâu dài là rất lớn.
5. Đưa trẻ tới khám bác sĩ khi nào?
Thực tế, nhiều phụ huynh không lường trước được những hậu quả của những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ khi:
- Bé bị sốt
- Bé ho nhiều hơn hoặc không dứt ho khi đã điều trị bằng thuốc
- Bạn thấy bé bị giật tai hoặc bị đau tai
- Bé bị đau khớp hay sưng khớp
- Bé nổi ban trên da hay bị mẩn ngứa
- Bé có thêm những triệu chứng mới về bệnh đường hô hấp hoặc những triệu chứng cũ như ho, khạc đờm, khó thở ngày càng tăng lên.
Theo Cẩm Tú (st)
Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát? |
|
|
|
Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp: - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em. - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở. GỌI NGAY: 1800.0055 (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP |