Bé bị viêm phế quản chớ coi thường
Nguyên nhân bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em thường phát triển khi gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi, không khí lạnh, trẻ suy dinh dưỡng, môi trường ẩm thấp, hoặc trẻ có thể trạng yếu.
Có nhiều yếu tố có thể gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, trong đó nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là virus, chiếm tỉ lệ khoảng 90%. Ngoài ra bệnh có thể do vi khuẩn và nấm gây ra với tỉ lệ nhỏ hơn.
Một số các nguyên nhân hiếm gặp hơn như khói độc, khói thuốc lá, acid, amoniac và một số chất độc khác cũng có thể gây ra bệnh viêm phế quản.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Thông thường trẻ bắt đầu bị bệnh với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi họng. Sau đó trẻ ho khan và về sau ho có đờm vàng, xanh hoặc trắng. Các dấu hiệu này thường kéo dài trong vài tuần. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn thường kèm sốt cao. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, trẻ thường khò khè, khó thở, co rút lồng ngực, với tình trạng trên cần mang trẻ đến viện để can thiệp kịp thời.
Điều trị viêm phế quản ở trẻ khá phức tạp và cần theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Do hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus nên nếu bệnh do virus gây ra thì việc điều trị chủ yếu hướng đến giảm các triệu chứng như đờm, ho, khó thở và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh. Lưu ý rằng, kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus, không nên lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra, việc điều trị bằng kháng sinh là cần thiết. Hiện nay phương pháp phổ biến trong điều trị viêm phế quản là sử dụng kháng sinh đồ với liều lượng và cách sử dụng nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ.
Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ em
- Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh khói bụi, đảm bảo không khí trong nhà luôn được lưu thông.
- Cần cho trẻ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ hoạt động thể chất đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Nếu trẻ còn bú, nên cho trẻ bú đầy đủ.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vùng tai, mũi, họng, nếu trẻ có hiện tượng ho, sổ mũi hãy rửa nước muối sinh lý hoặc hút mũi cho trẻ hằng ngày.
- Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, cho trẻ dùng các sản phẩm tăng cường miễn dịch.
- Cho trẻ dùng các thảo dược có tính an toàn cao như cỏ Xạ Hương, Húng Chanh, Tỳ Bà Diệp, Bách Bộ…, để trẻ có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
|