Biến chứng nguy hiểm viêm tiểu phế quản ở trẻ.

Đăng lúc 09:15 30-01-2015

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Ước tính có khoảng 90% trẻ dưới 2 tuổi sẽ mắc viêm tiểu phế quản trong vòng 2 năm đầu đời. Theo Tổ chức y tế Thế Giới (WHO), hàng năm có khoảng 64 triệu trường hợp trẻ mắc viêm tiểu phế quản và khoảng 160.000 trẻ tử vong do viêm tiểu phế quản trên phạm vi toàn cầu.

Viêm tiểu phế quản xảy ra hàng năm theo mùa, thay đổi tùy theo từng vùng địa lý và khí hậu. Tại Việt Nam, viêm tiểu phế quản có sự phân bố khác biệt giữa hai miền. Ở miền nam, viêm tiểu phế quản phân bố rải rác quanh năm nhưng tăng cao từ tháng 7 đến tháng 10, miền bắc tỉ lệ mắc bệnh chiếm cao vào tháng 3 và tháng 8

Hiện nay, virus đã được xác định là nguyên nhân chính gây viêm tiểu phế quản, trong đó virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân của 2/3 các trường hợp mắc.

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn so với trẻ gái, đặc biệt là ở trẻ bệnh nặng với tỉ lệ nam/nữ vào khoảng 1,5:1. Trẻ trai có tần suất nhiễm virus hợp bào (RSV) cao hơn và có bệnh cảnh viêm tiểu phế quản thường nặng hơn so với trẻ gái.

Ngoài các triệu chứng điển hình là chảy nước mũi, ho khan, sau đó ho ngày càng nhiều có kèm đờm hoặc không, khò khè, thở nhanh, sốt nhẹ hoặc vừa, các bậc cha mẹ cần lưu ý theo dõi diễn tiến của bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

bao-khi-nhi-bien-chung-viem-tieu-phe-quan-tre-em

Các biến chứng có thể xảy ra:

1) Biến chứng trước mắt:

-  Ngừng thở: thường gặp trong giai đoạn cấp và xảy ra nhiều nhất đối với trẻ sinh non, trẻ dưới 2 tháng tuổi hay trẻ dưới 44 tuần tuổi. Ngừng thở là triệu chứng điển hình báo hiệu biến chứng, tuy nhiên triệu chứng này có thể nhẹ và không nhận biết được.

-  Xẹp phổi: Là biến chứng thường gặp và có thể gặp trong 62-100% trường hợp viêm tiểu phế quản nặng. Xẹp phổi thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi và có liên quan đến mức độ nặng của bệnh.

-  Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất là các biến chứng không thường gặp. (khoảng 0-6% bệnh nhân nhi phải thở máy khi gặp biến chứng này).

-  Tình trạng mất nước thường gặp ở giai đoạn đầu. Trong giai đoạn sau, có thể xảy ra các rối loạn tuần hoàn.

-  Bội nhiễm do vi khuẩn là biến chứng không thường gặp (khoảng 0-7%). Vi khuẩn gây ra bội nhiễm này thường là H.influenzae, M.catarrhalis, S.pneumoniae.

-  Các rối loạn nhịp tim có thể gặp trong viêm tiểu phế quản: Nhịp nhanh, bloc nhĩ thất. Hiếm khi có rối loạn chức năng tim.

-  Co giật: Có thể là hậu quả của tình trạng thiếu oxy hoặc có thể do bệnh lý não do nhiễm virus hợp bào (RSV).

- Tử vong: Hầu hết tử vong thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi (chiếm 79% trường hợp tử vong) và nhất là trong vài tháng đầu sau sinh. Trẻ có các bệnh lý mạn tính, đặc biệt là các bệnh lý có ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, thường mắc viêm tiểu phế quản nặng dẫn đến tử vong.

2) Biến chứng lâu dài:

Hầu hết trẻ bị viêm tiểu phế quản hồi phục không để lại di chứng. Có đến 40% trẻ có biểu hiện khò khè tái phát đến 5 tuổi và 10% trẻ sau 5 tuổi vẫn còn khò khè tái phát.

Mối liên quan giữa viêm tiểu phế quản và bệnh hen: Theo nhiều tác giả, khoảng 30% trẻ mắc viêm tiểu phế quản do virus hợp bào (RSV) sẽ diễn biến thành hen sau này.

Để phòng ngừa trẻ mắc viêm tiểu phế quản, nhất là trong mùa lạnh, cha mẹ phải tuyệt đối giữ ấm cơ thể trẻ, bổ sung thực phẩm nâng cao hệ miễn dịch, cách ly trẻ với những trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh đường hô hấp; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng khí; hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Nếu trẻ có biểu hiện của viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, ho húng hắng, đờm dãi, bố mẹ cần vệ sinh mũi họng cho con bằng nước mũi sinh lý và kết hợp sử dụng các thảo dược an toàn giúp giảm viêm, giảm nề, giảm tiết dịch nhày như cỏ Xạ Hương, Húng Chanh…để giảm các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 Mai Anh (biên tập)

Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát?

bao-khi-nhi-com-ho-hap

              Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp:

                   - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

                   - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

GỌI NGAY:  1800.0055  (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

                                                                                                                            SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP


 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam