Làm gì khi trẻ bị viêm phổi?

Đăng lúc 08:03 30-01-2015

Thời tiết chuyển mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi. Viêm phổi chủ yếu gặp ở người già và trẻ nhỏ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.

bao-khi-nhi-tri-viem-phoi-tre-em

Trẻ dễ mắc viêm phổi khi nào?

Viêm phổi là bệnh lý viêm đường hô hấp lây truyền qua tiếp xúc, thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, đông đúc, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá hoặc chăm sóc không đúng cách sẽ có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn nhiều so với trẻ bình thường.

Có nhiều tác nhân gây viêm phổi nhưng chủ yếu là do vi khuẩn và virus, đôi khi là do chăm sóc trẻ chưa đúng cách để trẻ bị sặc thức ăn, nôn, trớ, hít phải hóa chất...

Làm sao biết trẻ bị mắc viêm phổi?

Với trẻ có những dấu hiệu bất thường như ho, khò khè, sốt…bố mẹ cần chú ý vì nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn tới viêm phổi. Khi các triệu chứng này tiến triển trầm trọng hơn, bố mẹ cần chú ý quan sát nhịp thở của trẻ khi trẻ nằm ngủ. Bố mẹ có thể dùng đồng bấm giờ, đếm nhịp thở của bé trong vòng 1 phút. Nếu nhịp thở của bé từ 1 đến 5 tuổi mà lớn hơn 40 nhịp/phút cùng với các triệu chứng ở trên thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế tin cậy để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên không phải bất cứ trẻ nào mắc viêm phổi đều có đầy đủ triệu chứng như trên nhưng nhịp thở bất thường là yếu tố đặc trưng nhất.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị viêm phổi?

Khi trẻ mắc viêm phổi, ngoài phác đồ điều trị bằng thuốc và các phương pháp hỗ trợ ở bệnh viện thì bố mẹ trẻ cần chú ý tới quá trình chăm sóc cho trẻ để giúp trẻ sớm khỏi bệnh. Đặc biệt với nguyên nhân gây viêm phổi là do virus thì dùng thuốc kháng sinh gần như không có hiệu quả mà phụ thuộc khá nhiều vào quá trình chăm sóc cho trẻ tại nhà.

Nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bé, không cần kiêng cữ và cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, lượng vừa phải và có thể chia nhiều bữa trong ngày.

 bao-khi-nhi-dinh-duong-cho-tre-viem-phoi

Cho trẻ ăn rau củ quả có nhiều vitamin A, C, E sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm tình trạng viêm như: cà rốt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh…

Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như bột mì, ngũ cốc, gạo, đậu nành, đậu phụ, trứng gà….

Các nguồn cung cấp vitamin D, protein, canxi: các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, sữa chua…

Cho trẻ uống đủ nước, lượng nước cần thiết được tính theo cách sau:

- Với bé trên 1 tuổi thì tùy vào cân nặng của bé mà bố mẹ nên cho bé uống lượng nước thích hợp. Bé 10 kg cần 1 lít nước một ngày (kể cả sữa). Bé trên 10kg thì lượng nước uống (ml) = 1000 ml + n x 50 (n = số kg của bé – 10)
Ví dụ: Bé nặng 13 kg cần: 1000 ml + (3 x 50ml) = 1150 ml, nếu bé uống được 500ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1150 – 500 = 650 ml

Nước và đồ ăn cần chú ý làm ấm trước khi cho trẻ dùng, đặc biệt ở những khu vực lạnh như miền bắc vào mùa đông thì thức ăn để ở điều kiện bình thường cũng rất lạnh và cần được làm ấm.

Làm thông mũi cho trẻ trước khi cho trẻ ăn để tránh hiện tượng sặc, nôn trớ… có thể dùng dung dịch nước muối loãng tự pha ở nhà hoặc mua tại các nhà thuốc.

 bao-khi-nhi-thong-mui-cho-tre

Cần cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, điều này sẽ giúp trẻ sớm hồi phục hơn. Nâng thân và đầu cao hơn khi trẻ nằm trên giường để giúp trẻ dễ thở hơn.

Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng khí, ấm áp.

Đặc biệt bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc tây như giảm ho, hạ sốt, kháng sinh…vì có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi không có chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Khi cần có thể sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ như hạ nhiệt bằng chườm mát, làm thông thoáng đường thở bằng hút sạch đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo hoặc sử dụng các phương pháp dùng thảo dược an toàn để cải thiện triệu chứng và tình trạng bệnh cho trẻ.

Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường trầm trọng như sốt cao, thở nhanh, tím tái, ngủ lịm… để kịp thời xử lý tránh những hậu quả đáng tiếc.

Bí quyết phòng tránh viêm phổi cho trẻ

Các bà mẹ nên chú ý chăm sóc sức khoẻ ngay từ khi thai sản, hạn chế các trường hợp sinh non, thiếu cân, bảo đảm vệ sinh vô trùng khi sinh và chăm sóc sơ sinh.

Trẻ cần được bú mẹ sớm, ăn dặm, tránh suy dinh dưỡng và đảm bảo sức đề kháng tốt cho trẻ.

Bố mẹ nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa để có được môi trường sống trong lành.

Thu Hiền (biên tập) 


Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát?

bao-khi-nhi-com-ho-hap

              Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp:

                   - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

                   - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

GỌI NGAY:  1800.0055  (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

                                                                                                                            SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP 

 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam