Yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm tiểu phế quản
Tác nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ thường do các virus như: virus hợp bào hô hấp (RSV), chiếm 30 - 50% các trường hợp mắc bệnh. Virus cúm chiếm khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.
Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng của trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ đang ở tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ.
Ngoài ra, các trường hợp trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, không khí ô nhiễm, nhà ở ẩm thấp, chật chội hoặc cơ thể bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.
Điều trị viêm tiểu phế quản
Điều trị cho trẻ viêm tiểu phế quản chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tùy từng trường hợp nặng nhẹ của bệnh mà sử dụng thuốc cho phù hợp. Trong những trường hợp trẻ có kích thích vật vã, không được cho trẻ dùng thuốc an thần vì rất dễ ức chế hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ.
Cần làm thông thoáng đường hô hấp của trẻ bằng cách thường xuyên hút dịch mũi họng và cho trẻ uống nước đầy đủ. Với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, cần cho trẻ bú mẹ thường xuyên, nếu không bú được phải vắt sữa đổ từng thìa cho trẻ uống.
Tăng cường oxy cho trẻ và giữ ẩm đường hô hấp là liệu pháp hỗ trợ hàng đầu cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thiếu oxy. Ngoài ra, do tác nhân gây viêm phế quản là virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà cần điều trị theo hướng giảm các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản.
Các biện pháp hỗ trợ cho viêm tiểu phế quản bao gồm:
- Bổ sung oxy
- Duy trì độ ẩm đường hô hấp.
- Thông khí, hút đờm dãi.
- Theo dõi nhịp thở và nhịp tim
- Điều chỉnh nhiệt độ ở trẻ nhỏ.
Các thuốc sau đây có thể được sử dụng ở những bệnh nhân bị viêm tiểu phế quản:
- Thuốc giãn phế quản (ví dụ: epinephrine racemic, albuterol)
- Thuốc kháng sinh (ví dụ: ampicillin, cefotaxime, ceftriaxone)
- Thuốc kháng virus (ví dụ: ribavirin)
- Thuốc thông mũi (ví dụ: oxymetazolin)
- Thuốc chống viêm như Corticosteroids (ví dụ: prednisone, methylprednisolone)
Thông thường ở trẻ khỏe mạnh và trẻ mắc viêm tiểu phể quản nhẹ thì chỉ cần điều trị theo các biện pháp hỗ trợ. Dùng thuốc chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh, vì vậy không nên lạm dụng thuốc điều trị khi trẻ bị viêm tiểu phế quản ở giai đoạn nhẹ.
Phòng tránh viêm tiểu phế quản cho trẻ như thế nào?
Tổ chức y tế Thế Giới (WHO) khuyên các bà mẹ cho trẻ bú từ lúc mới sinh tới 2 tuổi. Trong sữa mẹ có rất nhiều các kháng thể cần thiết để tăng cường miễn dịch cho bé. Nhờ bú mẹ, trẻ sẽ có sức đề kháng chống lại bệnh.
Về dinh dưỡng, các mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Uống nhiều nước được khuyến khích vì nước là thành phần quan trọng trong tất cả các chuyển hóa của cơ thể. Trẻ bị viêm tiểu phế quản bỏ bú, bỏ ăn sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nước có thể làm bệnh nặng hơn.
Tránh cho trẻ đến nơi có khói thuốc, các vùng có không khí độc hại.
Cách ly trẻ với những trẻ khác đang bị viêm đường hô hấp để tránh lây. Ở các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, hàng năm có tới hơn 12.000 trẻ nhập viện do viêm tiểu phế quản. Vì vậy, cách ly bé với những bé khác bị viêm đường hô hấp là rất cần thiết vì viêm tiểu phế quản có thể lây lan thành dịch rộng.
Mai Anh (biên tập)
Giải pháp cho bé mắc các bệnh viêm đường hô hấp Được kết hợp từ Cao hỗn hợp Cỏ xạ hương, Húng chanh, Cao bách bộ, Cao Tỳ bà diệp và Magiê, Bảo Khí Nhi có công dụng: - Tăng cường sức khỏe đường hô hấp - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở. - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em. Sản phẩm sử dụng cho: Trẻ em từ 13 tháng tuổi trở lên: - Bị 1, 2 hoặc cả 3 triệu chứng: Đờm, ho, khó thở. - Bị viêm khí phế quản; viêm phổi; hen; và viêm đường hô hấp khác. - Có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Hướng dẫn sử dụng: - Pha cốm với 15 - 30ml nước ấm hoặc sữa hoặc nước hoa quả. - Không phải kiêng ăn uống khi dùng sản phẩm (trừ thức ăn gây dị ứng). - Có thể sử dụng sản phẩm lâu dài; có thể sử dụng cùng thuốc Tây. - Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 3 đến 6 tháng để có kết quả tốt nhất. (Trẻ em dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ) Sản phẩm được sản xuất tại: Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế (IMC) GỌI NGAY: 1800.0055 (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP
|