Trẻ được điều trị viêm Phổi như thế nào?

Đăng lúc 07:17 12-01-2015

Viêm phổi là bệnh hô hấp cấp tính ở trẻ nhỏ, trẻ buộc phải vào viện để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra. Tại bệnh viện trẻ sẽ được làm những xét nghiệm cận lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ bệnh:

Các xét nghiệm cận lâm sàng:

- X - Quang phổi: là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán viêm phổi. Trẻ được chỉ định chụp X - Quang phổi khi có triệu chứng: sốt kèm theo nghe phổi bất thường; ho kèm sốt dai dẳng; viêm phổi tái phát nhiều lần; nghi ngờ viêm phổi ở trẻ mắc viêm phế quản. Kết quả chụp X - Quang thường là các đám mờ nhu mô phổi, mờ phế nang, một hay nhiều ổ, đôi khi mờ cả hai bên. Đám mờ phổi thường lan tỏa theo phế quản đồ thường gợi ý nguyên nhân do vi khuẩn, đặc biệt là phế cầu.

- Xét nghiệm vi sinh: lấy bệnh phẩm từ mũi họng, tìm kháng nguyên của phế cầu hòa tan trong nước tiểu, huyết thanh học

Chẩn đoán phân loại bệnh theo mức độ nặng:

Việc chẩn đoán phân loại bệnh theo mức độ nặng của bệnh là việc quan trọng, điều này sẽ giúp các các bác sĩ lâm sàng đưa ra những quyết định theo dõi và xử trí đúng và kịp thời. Dưới đây là bảng các tiêu chuẩn đánh giá mức độ nặng và cần nhập viện ở trẻ

Trẻ nhỏ có một trong các dấu hiệu sau cần nhập viện

Trẻ lớn có một trong các dấu hiệu sau cần nhập viện

Tiêu chuẩn chuyển bệnh nhân vào khu điều trị tích cực

-  Bão hòa oxygen < 92% hoặc tím tái.

-  Nhịp thở trên 70 lần/phút.

-  Nhịp thở nhanh, điều chỉnh theo tuổi và ảnh hưởng của sốt.

- Bão hòa oxygen < 92% hoặc tím tái

- Nhịp thở trên 50 lần/phút.

- Nhịp thở nhanh có điều chỉnh theo tuổi và ảnh hưởng của sốt.

- Khi có suy hô hấp nặng cần phải thở máy.

- Viêm phổi có triệu chứng nhiễm khuẩn huyết.

-  Thời gian làm đầy mao mạch > 2 giây.

-  Khó thở

-  Cơn ngừng thở

- Thở rên

- Trẻ bỏ bú

- Các bệnh mạn tính kèm theo (bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính ở trẻ đẻ non, giãn phế quản, suy giảm miễn dịch)

- Thời gian làm đầy mao mạch > 2 giây .

- Khó thở

- Thở rên

- Dấu hiệu mất nước

- Các bệnh mạn tính kèm theo (tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính ở trẻ đẻ non, giãn phế quản, suy giảm miễn dịch)

- Suy dinh dưỡng nặng (theo TCYTTG)

- Không duy trì được SaO2(*) > 92% mặc dù được thở oxygen với nồng độ trên 0.6

- Sốc

- Tăng nhịp thở và mạch cộng với suy hô hấp nặng và kiệt sức có hoặc không tăng SpO2(**).

- Cơn ngừng thở hoặc thở chậm

(*) SaO2: Độ bão hòa Oxy trong máu động mạch.

(**) SpO2: Độ bão hòa Oxy máu ngoại biên (mao mạch).

Điều trị viêm phổi cho trẻ:

Điều trị kháng sinh:

- Cần phải điều trị kháng sinh cho tất cả các trẻ được chẩn đoán viêm phổi bởi không thể phân biệt được trường hợp nào là viêm phổi do vi khuẩn và viêm phổi do virus

- Đa số các trường hợp điều trị kháng sinh trong Viêm phổi ở trẻ thường là điều trị theo kinh nghiệm. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp do các liên cầu B, vi khuẩn Gram (-), S.aureus, S.pneumoniae và H.influenzae thì ít gặp hơn. Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi thì hay gặp nhất là S.pneumonia và H.influenzae. Trẻ trên 5 tuổi, ngoài S.pneumoniae và H. influenza còn do Mycoplasma. Ngoài ra dựa theo kinh nghiệm với những trẻ có tình trạng miễn dịch khách nhau và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những nhóm vi khuẩn thường gặp để từ đó có thể chỉ định sử dụng kháng sinh đúng nhất.

- Bệnh nhi thường được sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch để điều trị có thể chuyển sang kháng sinh đường uống nếu các triệu chứng bệnh đã cải thiện và tình trạng chung cho phép bé có thể dùng thuốc theo đường uống. Thời gian dùng thuốc của trẻ ít nhất là 5 ngày

Liệu pháp Oxygen: Liệu pháp oxygen cần phải tiến hành khi SpO2< 92%

bao-khi-nhi-ho-tro-tho-oxy-cho-tre-mac-viem-phoi

Hỗ trợ thở oxy cho trẻ mắc viêm phổi

Các điều trị hỗ trợ khác: bác sĩ sẽ chỉ định cho con bạn các thuốc hạ sốt, giảm ho, giãn phế quản, sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý…

Biến chứng

Các biến chứng có thể sảy ra khi trẻ mắc viêm phổi:

- Tràn mủ, tràn khí màng phổi

- Áp xe phổi.

- Nhiễm trùng huyết và các ổ di bệnh ở nơi khác.

Phòng bệnh

Đối với Viêm phổi ở trẻ nhỏ, bệnh thường trở nên trầm trọng và khó kiểm soát; do đó bố mẹ trẻ cần lưu ý phòng bệnh giúp trẻ, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi trẻ đã mắc bênh.

- Các mẹ lưu ý chăm sóc thời kỳ thai sản, hạn chế các trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, trẻ nhẹ cân.

- Đảm bảo vệ sinh, vô trùng cho trẻ sau khi sinh và chăm sóc sơ sinh.

- Trẻ được bú mẹ sớm, ăn dặm, tránh suy dinh dưỡng.

- Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đảm bảo môi trường sống của trẻ trong lành, không ẩm thấp, không khói bụi độc hại đặc biệt tránh khói thuốc lá.

- Hạn chế việc trẻ tiếp xúc với người lớn mắc các bệnh hô hấp

- Điều trị hiệu quả và triệt để các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới khác.

 Minh Tâm (biên tập)

 


Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát?

bao-khi-nhi-com-ho-hap

              Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp:

                   - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

                   - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

GỌI NGAY:  1800.0055  (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

                                                                                                                            SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP

 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam