Cảm cúm ở trẻ nhỏ

Đăng lúc 07:01 12-01-2015

Cảm cúm là bệnh đường hô hấp trên; bệnh thường do virus gây ra. Trẻ mắc cảm cúm có hai triệu chứng đầu tiên là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Trẻ thường tái mắc cảm cúm 6-10 lần trong năm. Số lần mắc bệnh tăng lên gặp ở trẻ có sức đề kháng yếu hoặc trẻ bắt đầu đi nhà trẻ. Điều trị cảm cúm thường chỉ liên quan đến việc giúp trẻ giảm bớt triệu chứng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng của cảm cúm lại là biểu hiện của nhiều bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm khí phế quản, viêm phổi…

Nguyên nhân gây cảm cúm trẻ nhỏ:

Nguyên nhân gây cảm cúm là do virus, có khoảng hơn 100 virus có thể gây cảm cúm. Hệ miễn dịch có vai trò to lớn trong việc giúp trẻ đẩy lùi cảm cúm, khi trẻ có nhiễm một virus gây cảm cúm, thường hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ và trở nên miễn dịch với virus cụ thể đó. Nhưng do virus cúm biến đổi liên tục, bé vẫn có thể mắc cảm cúm nhiều lần trong năm.

Thông thường, virus cảm cúm sẽ vào cơ thể trẻ qua miệng hay mũi.

bao-khi-nhi-cum-tre-em

Cảm cúm ở trẻ nhỏ

Yếu tố nguy cơ:

Những trẻ có nguy cơ cao mắc cảm cúm là:

-  Trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc có hệ miễn dịch yếu; đặc biệt với trẻ sơ sinh, do trẻ chưa được tiếp xúc và hình thành các miễn dịch cần thiết kháng lại với các virus gây cảm cúm thông thường.

- Trẻ có tiếp xúc với nhiều trẻ bị cúm khác. Các trẻ khác cùng học hoặc cùng lớp có thể là nguồn lây bệnh cho trẻ.

-  Không chỉ ở trẻ nhỏ mà ở người lớn thường dễ mắc cảm cúm vào mùa thu và mùa đông, khi không khí khô, lạnh. Vào thời điểm này, trẻ rất dễ mắc cảm cúm.

Các triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng ban đầu:

- Tắc mũi, chảy nước mũi.

- Ban đầu có thể là nước mũi trong nhưng sau có thể trở nên đặc hơn, có thể chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh lá cây

Bên cạnh đó, trẻ có thể có các triệu chứng khác như: sốt nhẹ, hắt hơi, ho, kém ăn, khó ngủ. Nếu không có biến chứng, trẻ thường hết bệnh sau 7-10 ngày.

Biến chứng bệnh cảm cúm ở trẻ em

- Viêm tai giữa

- Viêm xoang

- Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm họng, viêm phổi, viêm khí phế quản.

Điều trị cảm cúm ở trẻ nhỏ

Không có thuốc đặc hiệu để điều trị cảm cúm thông thường. Kháng sinh không có hiệu quả với virus cảm cúm.

-  Nếu trẻ có sốt trên 38,5 độ thì cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với tuổi, cân nặng. Thận trọng khi trẻ nhỏ sốt trên 38 độ.

Cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm giúp bổ sung nước tránh mất nước như các loại nước hoa quả, đặc biệt các nước như cam, chanh giúp trẻ bổ sung vitamin C tăng cường miễn dịch. Khuyến khích trẻ uống đủ nước, nếu trẻ vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ, duy trì cho trẻ dùng sữa mẹ.

-  Nếu trẻ nhiều nước mũi, giúp trẻ loại bớt dịch mũi bằng cách thấm bớt dịch mũi bằng giấy mềm quấn thành hình kén vừa lỗ mũi trẻ, hoặc khi dịch mũi nhiều mẹ có thể giúp trẻ loại bớt dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi cá nhân.

-  Trẻ có nhầy mũi đặc quánh thường được khuyên nên nhỏ nước muối vào mũi để lỏng nhầy mũi. Sau đó loại bớt dịch mũi này giúp con bằng cách như trên.

-  Làm ẩm không khí, chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của bé có thể giúp trẻ giảm chảy nước mũi và nghẹt mũi.

-  Bố mẹ có thể tham khảo sử dụng một số thảo dược giúp trẻ điều trị cảm cúm.

Phòng bệnh:

Giữ cho trẻ tránh tiếp xúc với người lớn có các triệu chứng của bệnh hô hấp, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu có thể, tránh tiếp xúc nhiều người và các cuộc tụ họp công cộng với trẻ sơ sinh.

Rửa tay trước khi ăn hay chăm sóc cho em bé. Với trẻ lớn hướng dẫn bé tự thực hiện điều này, làm sạch đồ chơi thường xuyên cho trẻ

Đề nghị mọi người trong gia đình ho hoặc hắt hơi tránh đi hoặc bỏ dịch mũi đờm mình qua khăn giấy và bỏ đúng nơi quy định.

 Minh Tâm (biên tập) 

Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát?

bao-khi-nhi-com-ho-hap

              Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp:

                   - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

                   - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

GỌI NGAY:  1800.0055 (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

                                                                                                                            SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP 

 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam