Phân loại Hen phế quản trẻ em

Đăng lúc 08:07 23-12-2014

Mục đích của phân loại bệnh tật nhằm giúp sắp xếp các nhóm bệnh nhân mắc cùng một chứng bệnh. Từ đó, đưa ra các chỉ định điều trị, các lời khuyên về chăm sóc sao cho hợp lý. Phân loại bệnh tật không chỉ quan trọng đối với nhân viên y tế mà cũng hết sức quan trọng với bố mẹ của trẻ, giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của con em mình, chăm sóc và tuân thủ điều trị đúng.

Có nhiều cách phân loại hen suyễn ở trẻ: phân loại theo nguyên nhân, phân loại dựa theo tần suất cơn hen, phân loại theo mức độ nặng nhẹ… Trong đó, phân loại hen trẻ em theo nguyên nhân gồm hen phế quản (HPQ) không dị ứng và hen phế quản do dị ứng từ việc phân loại này giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên về chế độ chăm sóc trẻ hợp lý tránh tái phát cơn hen. Trẻ mắc hen do dị ứng dễ tránh các cơn hen hơn đối với trẻ mắc hen không do dị ứng nhờ việc tránh tuyệt đối các tác nhân dị ứng gây hen như khói bụi, thuốc lá, thức ăn (tôm, cua, cá, trứng, sữa …), thuốc. Phân loại HPQ theo mức độ nặng nhẹ là phân loại quan trọng giúp bác sĩ đưa ra chỉ định thuốc phù hợp.

Phân loại hen trẻ em theo mức độ nặng nhẹ

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế về điều trị HPQ ở trẻ, phân loại HPQ theo mức độ nặng nhẹ dựa theo triệu chứng và lưu lượng đỉnh. Lưu lượng đỉnh (viết tắt là FEV) là lưu lượng khí thở ra khỏi phổi tối đa, ở phần đầu của thì thở ra nó phụ thuộc vào lực do cơ thở ra sản sinh và khẩu kính của đường thở nghĩa là phụ thuộc vào gắng sức, tiếp theo đó không phụ thuộc vào gắng sức nữa. Khi tiến hành đo lưu lượng đỉnh kế, bé cần hít vào sâu sau đó thở ra gắng sức vào dụng cụ, số ghi trên dụng cụ mà kim chỉ vào là lưu lượng thở ra cao nhất.

bao-khi-nhi-chuan-doan-hen-phe-quan-tre-em 

Hình ảnh: Đo lưu đượng đỉnh kế giúp trẻ chuẩn đoán cơn Hen phế quản ở trẻ nhỏ

Khó khăn có thể gặp là bé không hít được vào sâu hoặc không thở ra được với sức tối đa hoặc khí thở lọt ra ngoài. Đo lưu lượng đỉnh áp dụng với bé trên 4 tuổi. Bé bình thường FEV ở khoảng 80 -100, FEV giảm khi đường thở bị hẹp thường gặp trong các bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp đặc trưng như hen phế quản.

        1. Nhẹ cách quãng:

-  Triệu chứng: Diễn ra dưới 2 lần/tuần các cơn đột phát ngắn, giữa cơn trẻ vẫn bình thường. Triệu chứng về đêm thường dưới 2 lần/tháng.

-  Lưu lượng đỉnh > 80%. Dao động lưu lượng đỉnh <20%.

2.  Nhẹ dai dẳng

-  Triệu chứng: Diễn ra trên 2 lần/tuần. Các cơn đột phát có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt. Các triệu chứng về đêm diễn ra trên 2 lần/tháng.

-  Lưu lượng đỉnh > 80%. Dao động 20-30%.

3. Trung bình dai dẳng

- Triệu chứng xảy ra hàng ngày, phải sử dụng thuốc cắt cơn hàng ngày. Các cơn đột phát ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt > 2 lần/tuần và kéo dài cả ngày. Triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần.

-  Lưu lượng đỉnh: 60-80%. Dao động lưu lượng đỉnh > 30%.

4. Nặng dai dẳng.

-  Triệu chứng xảy ra liên tục. Giới hạn hoạt động hàng ngày. Các cơn đột phát xảy ra thường xuyên về đêm.

-  Lưu lượng đỉnh <60%. Dao động lưu lượng đỉnh >30%.

Xác định đúng tình trạng hen ở trẻ theo phân loại mức độ nặng nhẹ là rất quan trọng, từ việc phân loại đúng mới có thể đưa ra chỉ định điều trị đúng và hiệu quả. Trong điều trị Hen phế quản ở trẻ nhỏ việc phối hợp giữa bác sĩ và bố mẹ trẻ là vô cùng cần thiết. Từ những thông tin về phân loại mức độ Hen phế quản bố mẹ có thể lưu tâm, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bé yêu.

Thanh Tâm (biên tập) 

Bé bị viêm phế quản dai dẳng? mệt mỏi? hay tái phát?

bao-khi-nhi-com-ho-hap

              Cốm hô hấp Bảo Khí Nhi Plus giúp:

                   - Giảm tái phát viêm phế quản và viêm đường hô hấp trẻ em.

                   - Giảm đờm, ho, khò khè, khó thở.

GỌI NGAY:  1800.0055  (miễn phí) hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

                                                                                                                           SĐK: 516/2015/XNQC-ATTP

 

Chia sẻ và bình luận
PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân ĐINH NGỌC SỸ- Nguyên GĐ BV Phổi TW
PGS.TS, thầy thuốc nhân dân
Đinh Ngọc Sỹ
Chủ tịch hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam